VẺ ĐẸP NƠI NHỮNG NẤM MỒ
Đức Hữu
Đức Hữu
Gaius Julius Caesar [1] là vị đại đế bách chiến bách thắng. Ông có thói quen hết sức cảm động là mỗi khi ca khúc khải hoàn từ chiến trường trở về, ông thường cùng với đoàn hùng binh của mình đi diễu hành khắp các đường phố của Rôma. Ông đứng trên một chiếc chiến mã có bốn con ngựa kéo bên cạnh, có một người đứng bên ông. Người này là một gã đàn ông mặc áo choàng màu đen phủ từ đầu tới chân, chỉ chừa ra đôi mắt tượng trưng cho gã Thần Chết. Cứ mỗi lần thường dân tung hô Caesar vạn tuế, rồi hàng ngàn hàng vạn những cành hoa được tung lên trời chúc mừng vĩ đại đế lừng danh của họ sau mỗi lần như vậy thì gã Thần Chết đứng bên cạnh Caesar nghiêng mình vào tai Caesar và nói: “Muôn tâu bệ hạ, những gì bệ hạ vừa nghe, vừa thấy tất cả chỉ là phù vân, chỉ là ảo ảnh. Nhưng có một điều chắc chắn mà bệ hạ phải nhớ, rồi sẽ có một ngày bệ hạ sẽ chết”.
Gương mặt đang dương dương tự đắc, Caesar bỗng chùng xuống vương vấn một nỗi buồn. Ai trong chúng ta nghe về chết mà không buồn? Ai đối diện cái chết mà không sợ? Caesar nói cho chính mình rằng: “Ta là một đại đế mà ta cũng phải chết sao?”. Luật Chúa đã ấn định rồi. Mọi người đều phải chết. Thần Chết đến và được trao cho toàn quyền cai trị mặt đất này. Cứ mỗi ngày gã Thần Chết rung lên 150.000 hồi chuông báo tử và rồi dùng lữ hái của tử thần cắt đứt mạng sống của 150.000 ngàn người. Hẳn là không ai có thể chạy thoát được nắng trời, cuối cùng rồi mình cũng thế thôi. Tất cả chúng ta đều phải chết.
Nhiều khi chúng ta quên mất ngày chúng ta giã từ cuộc đời này. Dường như chúng ta cho rằng chúng ta sinh bất tử. Do đó, khi tiễn đưa một người quá cố, chúng ta ý thức thân phận mong manh của kiếp người. Hãy nhìn xuống, nhìn xuống để chúng ta thấy sự vắn vỏi của cuộc đời. Chúng ta chỉ sở hữu một điều đó là sự chết, để rồi khi nhìn xuống, ta thấy cuộc đời dường như chỉ là ngõ cụt. Chúng ta phải nhìn lên để đi tìm một cứu cánh cho cuộc đời. Cứu cánh của cuộc đời chúng ta là gì? là ai? có đáng để chúng ta tin? chúng ta thờ?
Niềm hy vọng tối hậu của chúng ta là được ở cùng Chúa gồm cả linh hồn bất tử lẫn thân xác vì thân xác mục nát này sẽ được phục sinh trong ngày sau hết. Trong giới hạn của thụ tạo còn trên trần gian, điều đó vẫn chỉ là niềm hy vọng, nhưng không phải là niềm hy vọng hão huyền. Trong Cựu Ước, chúng ta đã quen với câu chuyện ông Giuđa Macabê dâng hy lễ cầu nguyện cho các binh lính qua đời, hay như trong lời cầu nguyện đầy xác tín của ông Gióp: “Sau khi da tôi đây bị tiêu huỷ, thì với tấm thân này, tôi sẽ được ngắm nhìn Thiên Chúa”. (G 19, 26) Còn khi Đức Giêsu đến, niềm hy vọng đó còn chắc chắn hơn nữa qua mặc khải của Người về ý định của Thiên Chúa và sứ vụ của Người.
Do đó, niềm hy vọng được Cứu độ và Phục Sinh được đặt trên thế giá và ý định của Chúa. Đức Giêsu đến để con người được cứu nhờ họ tin vào Người, nhưng như Người đã nói: “Tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi”(Ga 6 38). Tự ban đầu, Thiên Chúa đã muốn con người được chia sẻ hạnh phúc viên mãn với Người. Công cuộc cứu độ của Ngôi Con không phải là một bước rẽ ngang bất ngờ của chương trình cứu độ, nhưng là thời điểm chín muồi của ý định ban đầu. Nơi Đức Kitô, ý định đó được thành toàn cho “tất cả những ai thấy và tin vào Người”. Họ sẽ không bị loại ra ngoài, mà được sống muôn đời, và hơn nữa là sự sống của con người toàn vẹn, nghĩa là thân xác con người cũng được phục sinh.
Đâu là động cơ cho ý định của Thiên Chúa? Tác giả thư Rôma cho biết, đó là tình yêu. Vì yêu mà Thiên Chúa cho Con của Người chịu chết để đền thay tội lỗi chúng ta, đổ Thánh Thần tình yêu vào lòng chúng ta. Còn “tin vào người Con” là tin rằng giá máu của Đức Kitô có giá trị cứu thoát, làm cho tội nhân được nên công chính, được hòa giải với Thiên Chúa, nhờ đó mà được sống, được hiệp thông với Thiên Chúa,và mọi người. Như vậy, nhờ giá máu của Đức Kitô, sự hiệp thông được mở ra cho con người với Thiên Chúa, con người với nhau, dù ở tình trạng nào, đã thánh thiện, đang thanh luyện, hay đang lập công trên trần gian.
Việc tiễn đưa một người Công giáo ra nghĩa trang, một hình ảnh thật đẹp hiện lên. Giữa đất trời mênh mông, người chết và người sống ở gần nhau, với rất nhiều hoa, nến và khói hương nghi ngút, cùng nhau dâng lên Thiên Chúa hy lễ xá tội duy nhất là Đức Kitô trong thánh lễ. Một hình ảnh có chút thơ mộng nói lên sự liên đới chặt chẽ mọi người, dù còn đứng trên mặt đất hay đã nằm dưới nấm mồ. Thật vậy, niềm hy vọng phục sinh và sống đời đời là sợi dây bền chặt nối kết các Kitô hữu với nhau và với Đức Kitô. Niềm hy vọng đó thôi thúc chúng ta không ngừng mở rộng tình hiệp thông, ngõ hầu ơn cứu độ của Thiên Chúa được nhân rộng thêm nơi mọi người. Như thế, mầu nhiệm hiệp thông là một mầu nhiệm năng động mà mọi người đều đóng góp.
Có lúc chúng ta quên rằng, mầu nhiệm hiệp thông là mầu nhiệm mở, cứ coi như một ơn huệ có sẵn, chỉ trông ngóng chờ đợi một cách thụ động. Chưa thể gọi là hiệp thông nếu không có sự đóng góp, nếu chỉ đứng ngoài nhìn vào. Khi cử hành thánh lễ là chúng ta cử hành mầu nhiệm hiệp thông cách đích thực nhất vì thánh lễ là cử hành hy tế thập giá của Chúa Kitô, mối dây liên kết mọi chiều kích hiệp thông. Ngoài ra, những việc hy sinh bác ái chúng ta thực hiện có giá trị cho các linh hồn nhờ được nối kết với hy lễ có giá trị cứu độ duy nhất là Đức Kitô.
Sống tinh thần Kitô giáo, chúng ta còn được nhắc nhở sống mối hiệp thông thêm mãi với người đi trước và với người đang sống, những người đang đồng hành với ta trên trần gian này. Thiết nghĩ, đó chính là phương cách thiết thực nhất để cử hành mầu nhiệm hiệp thông.
Gương mặt đang dương dương tự đắc, Caesar bỗng chùng xuống vương vấn một nỗi buồn. Ai trong chúng ta nghe về chết mà không buồn? Ai đối diện cái chết mà không sợ? Caesar nói cho chính mình rằng: “Ta là một đại đế mà ta cũng phải chết sao?”. Luật Chúa đã ấn định rồi. Mọi người đều phải chết. Thần Chết đến và được trao cho toàn quyền cai trị mặt đất này. Cứ mỗi ngày gã Thần Chết rung lên 150.000 hồi chuông báo tử và rồi dùng lữ hái của tử thần cắt đứt mạng sống của 150.000 ngàn người. Hẳn là không ai có thể chạy thoát được nắng trời, cuối cùng rồi mình cũng thế thôi. Tất cả chúng ta đều phải chết.
Nhiều khi chúng ta quên mất ngày chúng ta giã từ cuộc đời này. Dường như chúng ta cho rằng chúng ta sinh bất tử. Do đó, khi tiễn đưa một người quá cố, chúng ta ý thức thân phận mong manh của kiếp người. Hãy nhìn xuống, nhìn xuống để chúng ta thấy sự vắn vỏi của cuộc đời. Chúng ta chỉ sở hữu một điều đó là sự chết, để rồi khi nhìn xuống, ta thấy cuộc đời dường như chỉ là ngõ cụt. Chúng ta phải nhìn lên để đi tìm một cứu cánh cho cuộc đời. Cứu cánh của cuộc đời chúng ta là gì? là ai? có đáng để chúng ta tin? chúng ta thờ?
Niềm hy vọng tối hậu của chúng ta là được ở cùng Chúa gồm cả linh hồn bất tử lẫn thân xác vì thân xác mục nát này sẽ được phục sinh trong ngày sau hết. Trong giới hạn của thụ tạo còn trên trần gian, điều đó vẫn chỉ là niềm hy vọng, nhưng không phải là niềm hy vọng hão huyền. Trong Cựu Ước, chúng ta đã quen với câu chuyện ông Giuđa Macabê dâng hy lễ cầu nguyện cho các binh lính qua đời, hay như trong lời cầu nguyện đầy xác tín của ông Gióp: “Sau khi da tôi đây bị tiêu huỷ, thì với tấm thân này, tôi sẽ được ngắm nhìn Thiên Chúa”. (G 19, 26) Còn khi Đức Giêsu đến, niềm hy vọng đó còn chắc chắn hơn nữa qua mặc khải của Người về ý định của Thiên Chúa và sứ vụ của Người.
Do đó, niềm hy vọng được Cứu độ và Phục Sinh được đặt trên thế giá và ý định của Chúa. Đức Giêsu đến để con người được cứu nhờ họ tin vào Người, nhưng như Người đã nói: “Tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi”(Ga 6 38). Tự ban đầu, Thiên Chúa đã muốn con người được chia sẻ hạnh phúc viên mãn với Người. Công cuộc cứu độ của Ngôi Con không phải là một bước rẽ ngang bất ngờ của chương trình cứu độ, nhưng là thời điểm chín muồi của ý định ban đầu. Nơi Đức Kitô, ý định đó được thành toàn cho “tất cả những ai thấy và tin vào Người”. Họ sẽ không bị loại ra ngoài, mà được sống muôn đời, và hơn nữa là sự sống của con người toàn vẹn, nghĩa là thân xác con người cũng được phục sinh.
Đâu là động cơ cho ý định của Thiên Chúa? Tác giả thư Rôma cho biết, đó là tình yêu. Vì yêu mà Thiên Chúa cho Con của Người chịu chết để đền thay tội lỗi chúng ta, đổ Thánh Thần tình yêu vào lòng chúng ta. Còn “tin vào người Con” là tin rằng giá máu của Đức Kitô có giá trị cứu thoát, làm cho tội nhân được nên công chính, được hòa giải với Thiên Chúa, nhờ đó mà được sống, được hiệp thông với Thiên Chúa,và mọi người. Như vậy, nhờ giá máu của Đức Kitô, sự hiệp thông được mở ra cho con người với Thiên Chúa, con người với nhau, dù ở tình trạng nào, đã thánh thiện, đang thanh luyện, hay đang lập công trên trần gian.
Việc tiễn đưa một người Công giáo ra nghĩa trang, một hình ảnh thật đẹp hiện lên. Giữa đất trời mênh mông, người chết và người sống ở gần nhau, với rất nhiều hoa, nến và khói hương nghi ngút, cùng nhau dâng lên Thiên Chúa hy lễ xá tội duy nhất là Đức Kitô trong thánh lễ. Một hình ảnh có chút thơ mộng nói lên sự liên đới chặt chẽ mọi người, dù còn đứng trên mặt đất hay đã nằm dưới nấm mồ. Thật vậy, niềm hy vọng phục sinh và sống đời đời là sợi dây bền chặt nối kết các Kitô hữu với nhau và với Đức Kitô. Niềm hy vọng đó thôi thúc chúng ta không ngừng mở rộng tình hiệp thông, ngõ hầu ơn cứu độ của Thiên Chúa được nhân rộng thêm nơi mọi người. Như thế, mầu nhiệm hiệp thông là một mầu nhiệm năng động mà mọi người đều đóng góp.
Có lúc chúng ta quên rằng, mầu nhiệm hiệp thông là mầu nhiệm mở, cứ coi như một ơn huệ có sẵn, chỉ trông ngóng chờ đợi một cách thụ động. Chưa thể gọi là hiệp thông nếu không có sự đóng góp, nếu chỉ đứng ngoài nhìn vào. Khi cử hành thánh lễ là chúng ta cử hành mầu nhiệm hiệp thông cách đích thực nhất vì thánh lễ là cử hành hy tế thập giá của Chúa Kitô, mối dây liên kết mọi chiều kích hiệp thông. Ngoài ra, những việc hy sinh bác ái chúng ta thực hiện có giá trị cho các linh hồn nhờ được nối kết với hy lễ có giá trị cứu độ duy nhất là Đức Kitô.
Sống tinh thần Kitô giáo, chúng ta còn được nhắc nhở sống mối hiệp thông thêm mãi với người đi trước và với người đang sống, những người đang đồng hành với ta trên trần gian này. Thiết nghĩ, đó chính là phương cách thiết thực nhất để cử hành mầu nhiệm hiệp thông.
[1] Gaius Julius Caesar viết theo người La Mã là Gaivs Ivlivs Caesar (tiếng Latinh: [ˈɡaːiʊs ˈjuːliʊs ˈkae̯sar]; 12 tháng 7 năm 100 TCN – 15 tháng 3 năm 44 TCN) là một vị tướng và chính khách người La Mã. Là thành viên của Chế độ tam hùng lần thứ nhất, Caesar đã lãnh đạo quân đội La Mã trong cuộc Chiến tranh xứ Gallia trước khi đánh bại Pompey trong một cuộc nội chiến và cai trị Cộng hòa La Mã với tư cách là nhà độc tài từ năm 49 TCN cho đến khi bị ám sát vào năm 44 TCN. Ông đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện dẫn đến sự sụp đổ của Cộng hòa La Mã và sự trỗi dậy của Đế chế La Mã.
Vào năm 60 TCN, Caesar, Crassus và Pompey đã cùng nhau thành lập Chế độ tam hùng lần thứ nhất, một liên minh chi phối nền chính trị La Mã trong vài năm. Những nỗ lực nhằm tích lũy quyền lực của họ với tư cách là người thuộc phe Đại chúng (Populare) đã bị những người theo phe Quý tộc (Optimate) phản đối trong Viện nguyên lão La Mã, trong đó có cả Cato Trẻ với sự hỗ trợ thường xuyên của Cicero. Caesar đã vươn lên trở thành một trong những chính trị gia quyền lực nhất tại Cộng hòa La Mã thông qua một chuỗi các chiến thắng quân sự tại cuộc Chiến tranh xứ Gallia, hoàn thành vào năm 51 TCN, mở rộng đáng kể lãnh thổ La Mã. Trong khoảng thời gian này, ông vừa xâm lược nước Anh vừa xây dựng một cây cầu bắc qua sông Rhine. Những thành công này và với sự hỗ trợ từ đội quân thiện chiến của mình đã đe dọa làm lu mờ vị thế của Pompey, người đã hậu thuẫn với Viện Nguyên lão sau cái chết của Crassus vào năm 53 TCN. Sau khi Chiến tranh xứ Gallia kết thúc, Viện Nguyên lão ra lệnh cho Caesar từ chức chỉ huy quân sự và trở về Rome. Vào năm 49 TCN, Caesar công khai thách thức Viện Nguyên lão bằng việc vượt sông Rubicon và tiến về Rome với tư cách người dẫn đầu một đội quân. Điều này dẫn đến cuộc nội chiến Caesar, mà ông đã giành chiến thắng, mang lại cho ông một vị trí có quyền lực và ảnh hưởng gần như tuyệt đối vào năm 45 TCN.
Sau khi nắm quyền kiểm soát chính phủ, Caesar bắt đầu thực hiện một chương trình cải cách xã hội và chính phủ, bao gồm cả việc tạo ra lịch Julius. Ông đã trao quyền công dân cho nhiều cư dân sống ở các vùng xa xôi của Cộng hòa La Mã. Ông khởi xướng cải cách ruộng đất và hỗ trợ các cựu binh. Ông tập trung hóa bộ máy quan chức của nền Cộng hòa và được xưng tụng là "nhà độc tài trọn đời" (dictator perpetuo). Những cải cách theo chủ nghĩa dân túy và độc tài của ông đã khiến giới tinh hoa tức giận, những người bắt đầu âm mưu chống lại ông. Vào ngày 15 tháng 3 năm 44 TCN, Caesar bị ám sát bởi một nhóm thượng nghị sĩ nổi loạn do Brutus và Cassius cầm đầu, những người này đã đâm chết ông.[3][4] Một loạt các cuộc nội chiến mới nổ ra và chính phủ hợp hiến của nước Cộng hòa không bao giờ được khôi phục hoàn toàn. Cháu trai và là người thừa kế của Caesar Octavian, sau này được gọi là Augustus, đã lên nắm quyền sau khi đánh bại các đối thủ của mình trong cuộc nội chiến cuối cùng của Cộng hòa La Mã. Octavian củng cố quyền lực của bản thân, và kỷ nguyên của Đế chế La Mã bắt đầu.
Caesar là một nhà văn và nhà sử học cũng như là một chính khách tài ba; phần lớn cuộc đời ông được biết đến từ những lời kể của chính ông về các chiến dịch quân sự của mình. Những nguồn khác bao gồm các bức thư và bài phát biểu của Cicero, các tác phẩm lịch sử của Sallust. Các tác phẩm tiểu sử sau này về Caesar của Suetonius và Plutarch cũng đều là những nguồn quan trọng. Caesar được nhiều sử gia coi là một trong những nhà chỉ huy quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.[5] Tên của ông sau đó được xem như đồng nghĩa với từ "Hoàng đế"; tước hiệu "Caesar" đã được sử dụng trong suốt thời kỳ Đế chế La Mã, gián tiếp hình thành nên nhiều biệt hiệu hiện đại như Kaiser và Sa hoàng. Ông thường xuyên xuất hiện trong những tác phẩm văn học và nghệ thuật, đồng thời quan điểm chính trị của ông, được gọi là Chủ nghĩa Caesar, đã truyền cảm hứng cho các chính trị gia hiện đại.
Vào năm 60 TCN, Caesar, Crassus và Pompey đã cùng nhau thành lập Chế độ tam hùng lần thứ nhất, một liên minh chi phối nền chính trị La Mã trong vài năm. Những nỗ lực nhằm tích lũy quyền lực của họ với tư cách là người thuộc phe Đại chúng (Populare) đã bị những người theo phe Quý tộc (Optimate) phản đối trong Viện nguyên lão La Mã, trong đó có cả Cato Trẻ với sự hỗ trợ thường xuyên của Cicero. Caesar đã vươn lên trở thành một trong những chính trị gia quyền lực nhất tại Cộng hòa La Mã thông qua một chuỗi các chiến thắng quân sự tại cuộc Chiến tranh xứ Gallia, hoàn thành vào năm 51 TCN, mở rộng đáng kể lãnh thổ La Mã. Trong khoảng thời gian này, ông vừa xâm lược nước Anh vừa xây dựng một cây cầu bắc qua sông Rhine. Những thành công này và với sự hỗ trợ từ đội quân thiện chiến của mình đã đe dọa làm lu mờ vị thế của Pompey, người đã hậu thuẫn với Viện Nguyên lão sau cái chết của Crassus vào năm 53 TCN. Sau khi Chiến tranh xứ Gallia kết thúc, Viện Nguyên lão ra lệnh cho Caesar từ chức chỉ huy quân sự và trở về Rome. Vào năm 49 TCN, Caesar công khai thách thức Viện Nguyên lão bằng việc vượt sông Rubicon và tiến về Rome với tư cách người dẫn đầu một đội quân. Điều này dẫn đến cuộc nội chiến Caesar, mà ông đã giành chiến thắng, mang lại cho ông một vị trí có quyền lực và ảnh hưởng gần như tuyệt đối vào năm 45 TCN.
Sau khi nắm quyền kiểm soát chính phủ, Caesar bắt đầu thực hiện một chương trình cải cách xã hội và chính phủ, bao gồm cả việc tạo ra lịch Julius. Ông đã trao quyền công dân cho nhiều cư dân sống ở các vùng xa xôi của Cộng hòa La Mã. Ông khởi xướng cải cách ruộng đất và hỗ trợ các cựu binh. Ông tập trung hóa bộ máy quan chức của nền Cộng hòa và được xưng tụng là "nhà độc tài trọn đời" (dictator perpetuo). Những cải cách theo chủ nghĩa dân túy và độc tài của ông đã khiến giới tinh hoa tức giận, những người bắt đầu âm mưu chống lại ông. Vào ngày 15 tháng 3 năm 44 TCN, Caesar bị ám sát bởi một nhóm thượng nghị sĩ nổi loạn do Brutus và Cassius cầm đầu, những người này đã đâm chết ông.[3][4] Một loạt các cuộc nội chiến mới nổ ra và chính phủ hợp hiến của nước Cộng hòa không bao giờ được khôi phục hoàn toàn. Cháu trai và là người thừa kế của Caesar Octavian, sau này được gọi là Augustus, đã lên nắm quyền sau khi đánh bại các đối thủ của mình trong cuộc nội chiến cuối cùng của Cộng hòa La Mã. Octavian củng cố quyền lực của bản thân, và kỷ nguyên của Đế chế La Mã bắt đầu.
Caesar là một nhà văn và nhà sử học cũng như là một chính khách tài ba; phần lớn cuộc đời ông được biết đến từ những lời kể của chính ông về các chiến dịch quân sự của mình. Những nguồn khác bao gồm các bức thư và bài phát biểu của Cicero, các tác phẩm lịch sử của Sallust. Các tác phẩm tiểu sử sau này về Caesar của Suetonius và Plutarch cũng đều là những nguồn quan trọng. Caesar được nhiều sử gia coi là một trong những nhà chỉ huy quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.[5] Tên của ông sau đó được xem như đồng nghĩa với từ "Hoàng đế"; tước hiệu "Caesar" đã được sử dụng trong suốt thời kỳ Đế chế La Mã, gián tiếp hình thành nên nhiều biệt hiệu hiện đại như Kaiser và Sa hoàng. Ông thường xuyên xuất hiện trong những tác phẩm văn học và nghệ thuật, đồng thời quan điểm chính trị của ông, được gọi là Chủ nghĩa Caesar, đã truyền cảm hứng cho các chính trị gia hiện đại.